Soạn văn 10, ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Bài 5: Nghệ thuật truyền thống (chèo/tuồng)

Soạn bài Thị Mầu lên chùa SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Chân trời sáng tạo - chi tiết


Điền vào bảng dưới đây một số câu đối thoại, độc thoại, bàng thoại của nhân vật Thị Mầu, Thị Kính và tiếng đế trong văn bản trên (làm vào vở):

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...


Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Đoạn trích xoay quanh sự việc trêu đùa Tiểu Kính của Thị Mầu.


Trước khi đọc 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời Câu hỏi 1 Trước khi đọc trang 112 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Bạn đã bao giờ nghe nói đến thành ngữ “Oan Thị Kính” chưa? Bạn hiểu nghĩa của thành ngữ này như thế nào?

Phương pháp giải:

Chia sẻ quan điểm của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Em đã từng nghe đến thành ngữ “Oan Thị Kính”.

- Theo em, thành ngữ trên ý chỉ những nỗi oan khuất cùng cực mà không có cách nào có thể giãi bày hay được minh oan.

Xem thêm
Cách 2

 “Oan Thị Kính” là thành ngữ chỉ nỗi oan ức vô cớ, không có cách nào thanh minh.

Xem thêm
Cách 2

Trước khi đọc 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời Câu hỏi 2 Trước khi đọc trang 112 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Quan sát hình ảnh dưới đây trong vở chèo Quan Âm Thị Kính và dự đoán tính cách, thái độ hai nhân vật.

Phương pháp giải:

- Quan sát hình ảnh (trang 113, SGK Ngữ Văn 10, tập một).

- Đưa ra lời dự đoán của bản thân.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Thị Mầu: tính cách mưu mô, xảo quyệt; thái độ vui vẻ khi đạt được mục đích của mình.

- Thị Kính: tính cách hiền lành, chấp nhận số phận; thái độ cam chịu.

Xem thêm
Cách 2

- Hai nhân vật được khắc họa với hai nét tính cách khác hẳn nhau.

- Mỗi người có những đặc điểm riêng biệt.

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 113 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Đọc lướt và cho biết nhân vật nào có nhiều lời thoại nhất trong đoạn trích này?

Phương pháp giải:

- Đọc lướt đoạn trích.

- Chú ý vào tên các nhân vật có lời thoại.

Lời giải chi tiết:

 Cách 1

Đoạn trích trên gồm 2 nhân vật có lời thoại (Thị Mầu, Kính Tâm). Trong đó, nhân vật Thị Mầu có nhiều lời thoại nhất.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Nhân vật nhiều lời thoại nhất là Thị Mầu

Nhân vật Thị Mầu

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 114 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Từ câu trả lời cho câu hỏi 1, bạn hình dung thế nào về sự khác biệt trong thái độ của hai nhân vật?

Phương pháp giải:

Tham khảo số lời thoại của hai nhân vật trong đoạn trích.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Số lời thoại của nhân vật Thị Mầu chiếm số lượng nhiều hơn nhân vật Thị Kính, từ đó cho thấy:

- Kính Tâm: ít nói, kiệm lời, dường như luôn muốn né tránh và không muốn tiếp chuyện Thị Mầu.

- Thị Mầu: nhiều lời, nói không có điểm dừng, thái độ hài lòng với những mục đích mình đạt được.

Xem thêm
Cách 2

- Thị Mầu: nói năng líu lo,không có điểm dừng, khá táo bạo

- Thị Kính: kiệm lời, không muốn nói chuyện nhiều với Thị Mầu, luôn tránh né

Xem thêm
Cách 2

Trong khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Trong khi đọc trang 114 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Tìm những từ ngữ miêu tả Kính Tâm trong lời thoại của Thị Mầu. Việc sử dụng những từ ngữ này cho thấy điều gì về tính cách của Thị Mầu?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản.

- Chú ý những từ ngữ miêu tả Kính Tâm qua lời thoại của Thị Mầu.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Những từ ngữ miêu tả Kính Tâm trong lời thoại của Thị Mầu.

+ Đẹp như sao băng.

+ Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang.

→ Từ việc sử dụng những từ ngữ này cho thấy Thị Mầu là người hám sắc, lẳng lơ, lời lẽ không thích hợp nơi cửa chùa.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

- Những từ ngữ miêu tả Kính Tâm trong lời thoại của Thị Mầu.

+ Đẹp như sao băng.

+ Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang.

→ Thị Mầu là người hám sắc, lẳng lơ, lời lẽ không thích hợp nơi cửa chùa.

Những từ ngữ miêu tả Kính Tâm trong lời của Thị Mầu

- Đẹp như sao băng

- Cổ cao ba ngấn, lông mày nét ngang

Có thể thấy Thị Mậu ham mê cái đẹp, háo sắc, lẳng lơ.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Trong khi đọc trang 115 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Đoạn hát ghẹo tiểu của Thị Mầu cho thấy nhân nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu? Chú ý những từ ngữ, hình ảnh thể hiện quan niệm tình yêu của Thị Mầu.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ đoạn hát ghẹo tiểu của Thị Mầu.

- Chú ý những từ ngữ, hình ảnh.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Đoạn hát ghẹo tiểu của Thị Mầu cho thấy quan niệm về tình yêu của nhân vật Thị Mầu: tình yêu đối với cô như một trò đùa, không biết phân biệt sai trái (ghẹo tiểu nơi chùa Phật).

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Tình yêu đối với cô như một trò đùa, không biết phân biệt sai trái (ghẹo tiểu nơi chùa Phật).

Có thể thấy Thị Mầu nghĩ tình yêu là tự do, theo sở thích. Mình thấy thích thì mình sẽ tiến đến. Yêu là tự do yêu nhau

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 1

Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 117 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Điền vào bảng dưới đây một số câu đối thoại, độc thoại, bàng thoại của nhân vật Thị Mầu, Thị Kính và tiếng đế trong văn bản trên (làm vào vở)

Từ ngôn ngữ, giọng điệu của những lời thoại trên, bạn nhận xét như thế nào về tính cách của hai nhân vật Thị Mầu và Thị Kính?

Phương pháp giải:

Đọc toàn bộ đoạn trích, chú ý những câu đối thoại, độc thoại và bàng thoại của các nhân vật.

Lời giải chi tiết:

Nhân vật

Đối thoại

Độc thoại

Bàng thoại

Thị Mầu

- Đây rồi nhé!

- Tên em ấy à?

- Là Thị Mầu, con gái phú ông...Chưa chồng đấy nhá!.

- Đưa chổi đây em quét rồi em nói chuyện này cho mà nghe!

- Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!

- Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?

- Lẳng lơ ở đây cũng chẳng mòn.

- Đẹp thì người ta khen chứ sao!

- Nhà tao còn ối trâu!

 

Thị Kính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiếng đế (người xem)

- A di đà Phật! Chào cô lên chùa!.

- Cô cho biết tên để tôi vào lòng sớ!

- Tôi đã đèn nhang xong, mời cô vào lễ Phật.

- Cô buông ra để tôi quét chùa kẻo sư phụ người quở chết!

- Mười tư, rằm!

- Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi!

- Mầu ơi mất bò rồi!

- Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?

- Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

- Nam mô A di đà Phật!.

- Khấn nguyện thập phương ...Quỷ thần soi xét!

Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc ... Chứ có biết đâu mình cũng chỉ là...

 

Từ ngôn ngữ và giọng điệu trên cho thấy:

- Thị Mầu: táo bạo, phóng khoáng.

- Thị Kính: trầm lặng, e dè, nhẹ nhàng, mang đậm chất người con gái đã quy y cửa Phật.

Xem thêm
Cách 2

Nhân vật

Đối thoại

Độc thoại

Bàng thoại

Thị Mầu

Đây rồi nhé

Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!

Lẳng lơ đây cũng chẳng mòn

Thị Kính

A di đà Phật! Cô cho tôi biết tên để ghi vào lòng sớ

- A di đà Phật

Một nén cũng biên

Một đồng cũng kể

Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc..

Tiếng đế

(người xem)

Mười tư, rằm!

Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

 

 

Từ đó ta thấy được

+ Thị Mầu: phóng khoáng, táo bạo, khác biệt với hình ảnh người phụ nữ truyền thống xưa

+ Thị Kính: trầm ổn, dịu dàng,mang mác buồn, hình ảnh đậm vẻ truyền thống của người phụ nữ thời phong kiến dù đã quy y cửa Phật

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 2

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 117 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Lời thoại của Thị Mầu cho thấy tình cảm, cảm xúc của nhân vật đã thay đổi như thế nào từ đầu đến cuối đoạn trích? Điền các từ ngữ chỉ tình cảm, cảm xúc và những lời thoại tương ứng vào sơ đồ sau (làm vào vở)

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản.

- Chú ý các lời thoại của nhân vật Thị Mầu.

Lời giải chi tiết:

Xem thêm
Cách 2

Tươi vui, háo hức: Tôi lên chùa thấy tiểu mười ba/ Thấy sư mười bốn, vãi già mười lăm.

Rung động, phấn khởi: Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ.

Đắm chìm, kiên quyết: Tri âm chẳng tỏ tri âm/ Để tôi thương vụng nhớ thầm sầu riêng.

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 3

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 117 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân vật quan niệm như thế nào về tình yêu và hạnh phúc?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản.

- Chú ý lời thoại, ngôn ngữ của Thị Mầu để thấy được quan niệm về tình yêu và hạnh phúc của cô.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Lời thoại của Thị Mầu cho thấy nhân vật quan niệm về tính yêu và hạnh phúc khá đơn giản, chủ yếu là đi theo cái thích của mình. Thị Mầu khá phóng khoáng và thoải mái trong tình yêu cũng như hạnh phúc, bỏ qua những rào cản về giáo lí, lễ nghi hay gia đình. Với cô, chỉ cần bản thân cảm thấy thích người ta là đủ, không hề bận tâm đến bất cứ điều gì, có duyên là đến. “Phải duyên thời lấy/ Chớ nghe họ hàng”.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Qua lời thoại của Thị Mầu, có thể thấy nhân vật này khá phóng khoáng, tự do suy nghĩ về tình yêu. Thị Mầu nghĩ rằng chỉ cần là mình nhớ, tương tư về người ta là mình có thể tư do đến bên người đó, không ngại quy giáo, lễ nghĩa. Là duyên thì mình đến ''Phải duyên thời lấy/ Chớ nghe họ hàng''

Có thể thấy nhân vật này khá phóng khoáng, tự do suy nghĩ về tình yêu. Thị Mầu nghĩ rằng chỉ cần là mình nhớ, tương tư về người ta là mình có thể tư do đến bên người đó, không ngại quy giáo, lễ nghĩa. Là duyên thì mình đến

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 4

Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 117 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế thể hiện quan điểm như thế nào về nhân vật Thị Mầu? Bạn có đồng tình với quan điểm đó hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Đọc lời thoại của tiếng đế.

- Đưa ra quan điểm cá nhân.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Trong đoạn trích Thị Mầu lên chùa, tiếng đế đã thể hiện trực tiếp quan điểm về nhân vật Thị Mầu qua các câu từ:

+ “Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi!”.

+ “Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?”

+ “Dơ lắm! Mầu ơi!”.

+ “Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!”.

→Qua cách gọi và cách dùng từ ngữ để nói về Thị Mầu, tiếng đế coi cô là một người phụ nữ không gia giáo, không biết lễ nghĩa, lẳng lơ. Có lẽ, tiếng đế có một cái nhìn khá tiêu cực về Thị Mầu.

→ Theo quan điểm cá nhân, nếu xét trong thời kì đó, em cũng đồng tình với quan điểm của tiếng đế vì những tính cách đó của Thị Mầu hoàn toàn không phù hợp với nét đẹp truyền thống của người phụ nữ thời xưa.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Trong đoạn trích, quan điểm về Thị Mầu của tiếng đế chính là :''Dơ lắm! Mầu ơi!''. ''Sao lẳng lơ thế''. Tiếng đế coi Thị Mầu là một người phụ nữ không gia giáo, không chín chắn, lẳng lơ, dơ dáy. Có thể nói một cái nhìn không hề tốt đẹp về nhân vật này. Nếu xét theo quan điểm truyền thống trong đoạn trích thì đây là một quan điểm hợp lý vì tính cách, hành xử của Thị Mầu không hề phù hợp với nề nếp, gi giáo mà người phụ nữ truyền thống xưa phải có

Trong đoạn trích, quan điểm về Thị Mầu của tiếng đế chính là :''Dơ lắm! Mầu ơi!''. ''Sao lẳng lơ thế''. Tiếng đế coi Thị Mầu là một người phụ nữ không gia giáo, không chín chắn, lẳng lơ, dơ dáy. Có thể nói một cái nhìn không hề tốt đẹp về nhân vật này. 

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Sau khi đọc 5

Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 117 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Ứng xử của nhân vật Thị Kính thể hiện quan điểm gì của tác giả dân gian? Quan điểm đó có còn nguyên giá trị trong xã hội ngày nay không?

Phương pháp giải:

- Chú ý những lời thoại thể hiện tính cách của nhân vật Thị Kính.

- Đối chiếu những tính cách đó với xã hội ngày nay.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Ứng xử của nhân vật Thị Kính thể hiện quan điểm của tác giả dân gian về người phụ nữ xưa: hiền lành, hiểu lễ nghĩa, tài sắc vẹn toàn, luôn nghe theo lời gia đình.

- Theo em, quan điểm đó ở một số nơi vẫn còn giữ nguyên giá trị. Bởi đấy là những đức tính tốt đẹp, cần có ở một người phụ nữ.

Xem thêm
Cách 2

Cách ứng xử của nhân vật Thị Kính cho thấy nhân vật này có vẻ đẹp truyền thống theo dân gian Việt Nam: hiền dịu, hiểu lễ nghĩa, tài sắc vẹn toàn. Đây cũng là quan điểm của tác giả. Quan điểm này vẫn còn giá trị ở nhiều nơi, nhiều gia đình ở Việt Nam ngày nay

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 6

Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 117 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ văn bản.

- Đọc kĩ lý thuyết về văn bản chèo tại phần Tri thức Ngữ văn.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Những dấu hiệu nhận biết Thị Mầu lên chùa là một văn bản chèo:

- Đề tài: văn bản xoay quanh vấn đề giáo dục cách sống, cách ứng xử giữa người với người theo dân gian.

- Tích truyện (cốt truyện): được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính.

- Nhân vật: có đào thương và đào lệch (đào lẳng).

- Cấu trúc: cấu trúc của văn bản bao gồm nhiều màn và cảnh, mỗi cảnh đóng một vài trò khác nhau.

- Lời thoại: có bao gồm cả lời thoại của nhân vật và tiếng đế cùng 3 hình thức: đối thoại, độc thoại, bàng thoại. Đồng thời, lời thoại của các nhân vật trong văn bản bao gồm cả lời nói và lời hát.

Xem thêm
Cách 2

+ Đọan trích được lấy từ vở chèo Quan Âm Thị Kính

+ Nhân vật có đào thương- Thị Kính, đào lẳng- Thị Mầu

+ Có lời thoại của tiếng đế

Xem thêm
Cách 2

Sau khi đọc 7

Trả lời Câu hỏi 7 Sau khi đọc trang 117 SGK Văn 10 Chân trời sáng tạo

Trong hai nhân vật Thị Kính và Thị Mầu, nhân vật nào để lại ấn tượng sâu sắc hơn đối với bạn? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đưa ra quan điểm cá nhân.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Theo quan điểm cá nhân, nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc với em là Thị Mầu. Nhân vật này đã mang đến một làn gió mới cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam bởi tính cách mạnh mẽ, tự tin thể hiện cái tôi của mình, dám nói lên tình cảm của mình mặc cho những lễ nghĩa giáo nghi ngăn cấm.

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Theo quan điểm cá nhân, nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc với em là Thị Mầu. Nhân vật này đã mang đến một làn gió mới cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam bởi tính cách mạnh mẽ, tự tin thể hiện cái tôi của mình

Là nhân vật Thị Mầu. Nhân vật này có thể nói là mang một nét mới lạ so với hình ảnh người phụ nữ truyền thống. Thị Mầu đi ngược hăn với đạo lí, lễ nghĩa ngày xưa, thể hiện cái tôi rất mạnh. Điều này đã gây ấn tượng không nhỏ đến những người biết đến vở chèo

Xem thêm
Cách 2
Cách 3

Bình chọn:
4.2 trên 6 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 10 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.